Kỹ Thuật Trồng Lan Dendrobium (Phần 12)

su-dung-thuoc-bao-ve-thuc-vat-cho-cay-lan-dendrobium

Tiếp theo phần này sẽ viết 2 cái đúng còn lại trong việc sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật cho cây lan Dendrobium. Lưu ý rằng: phải làm đúng cả 4 nhé quý bạn đọc, không được bỏ lỡ hay làm đơn giản hóa nó.

+ Sử dụng đúng liều lượng

Hiện nay, có 3 trường hợp khi pha thuốc để phun. Có người pha nồng độ thấp nhất để tiết kiệm thuốc, có người pha nồng độ cao nhất, thậm chí có người nhích hơn chút đỉnh cho chắc ăn và dạng thứ 3 là lấy mức trung bình! Biết theo cách nào đây? Không theo cách nào cả, mà tùy vào tình hình cụ thể của dịch hại.

Trên bao bì gói thuốc bao giờ cũng có thông tin về nồng độ thuốc (liều dùng). Ví dụ: 30 – 40 gram/ 8 lít nước chẳng hạn. Với mức thấp nhất là tri bệnh vừa chớm, con non vừa nở hoặc phun ngừa, với mức cao nhất là trị bệnh đã phát triển mạnh và côn trùng đã lớn. Nhưng khổ nỗi, nấm, vi khuẩn và côn trùng gây hại nếu nhiễm thuốc mà không “ngủm” thì khả năng kháng thuốc là chắc chắn. Để hạn chế tình trạng này nên dùng mức cao nhất cho phép vì mấy ai theo dõi chính xác được dịch hại bắt đầu có từ lúc nào?

Đến đây mọi việc tưởng chừng đã rõ. Không! Vì hầu hết các loài thuốc chỉ ghi liều lượng sử dụng cho lúa, mía, đậu, tiều, điều…hiếm thấy loại nào ghi cho lan. Rồi ngay cả trên từng loại cây khác nhau mà có bệnh giống nhau, liều dùng có khi lại khác nhau! Vậy chúng ta dựa theo tiêu chuẩn nào để sử dụng? Nếu không tham khảo tài liệu chuyên nghành và làm thực nghiệm thì “tịt”. Do vậy, tình trạng mỗi ông chỉ một cách là điều đương nhiên!

+ Sử dụng đúng kỹ thuật

Việc sử dụng thuốc đúng cách cũng khá phức tạp vì nó liên quan đến 3 cái đúng ở trên. Nhưng thực tế đã không ít trường hợp người ta đơn giản hóa một vấn đề phức tạp.

Đã là thuốc, dù là thuốc bảo vệ thực vật cũng phải được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ tương đương 24oC, ánh sáng không quá nhiều (cường độ thấp) và độ ẩm không được cao. Nó na ná như cách bảo quản của các cửa hang thuốc uống cho người vậy. Đó là chưa kể đến những trường hợp yêu cầu bảo quản nghiêm ngặt hơn do khả năng cháy nổ, bốc hơi phát tán chất độc ra môi trường sống.

Vậy khi muốn mua một sản phẩm thuốc nào đó, chúng ta phải quan sát trước tiên là cửa hang bảo quản ra sao và hạn sử dụng còn hay hết. Và khi dùng không hết phải bảo quản tốt như trên để dụng tiếp.

Khi dùng thuốc, chúng ta nên “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” vì còn có nhiều thông tin có ích khác. Ví dụ: thuốc còn có tác dụng KTTT hoặc ra hoa. Nếu không đọc kỹ chúng ta lại pha chung với chất KTTT thì sau khi phun vài hôm lá bị vàng và rụng (do dư KTTT). Cũng có thuốc không được pha với nước có pH = 4,5 và pH = 8 (quá chua , quá kiềm), nếu pha vào sẽ bị hư ngay lâp tức…

Khi pha thuốc nên đổ nước lót vào bình phun trước, sau đó dùng vật dụng khuấy nước thuốc tan đều rồi đổ vào sau. Nếu 2 loại thuốc cùng pha chung một bình thì pha đúng liều loại thứ nhất rót vào bình rồi pha đúng liều loại thứ 2 đổ vào sau.

Thời gian phun thuốc trong ngày nên chọn lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu được thì chiều mát là tốt nhất Vì ban đêm các loài côn trùng có khả năng di chuyển, bò ra ăn, thuốc đang còn hiệu lực cao thì nó có khả năng diệt được chúng cao hơn. Còn đối với nấm, vi khuẩn, khi chúng ta phun vào chiều mát là tạo độ ẩm lý tưởng cho chúng phát triển; các thứ nảy nở trên nên thuốc ta đã phun sẵn thì nó sẽ chết ngay. Đây có thể coi là cách nhử ra để diệt (vì đối với nấm, thuốc không diệt được bào tử khi chưa nở). Những hôm trời âm u, độ ẩm cao chúng ta có thể phun bất cứ lúc nào, miễn là lúc đó cây đang khô ráo (không làm loãng thuốc).

Với cách phun trên, thực tế là hạn chế dịch do nấm gây ra rất hiệu quả. Nhưng ở điểm này có một điều xảy ra ngòai ý muốn là: nếu chúng ta dùng thuốc đánh chặn, nấm gây ra bệnh A thì do ẩm kéo dài nên nấm gây ra bệnh B,C,…Z sẽ tha hồ tung hoành. Và lợi bất cập hại! Do vậy, chúng ta nên dùng thuốc có phổ rộng trị cùng lúc nhiều loại nấm. Nếu không thì phối hợp với thuốc khác hoặc hôm nay thuốc này, ngày mai thuốc khác. Nói chung là có nhiều cách, có điều là chi phí tang. Nhưng đành phải chấp nhận.

Khi phun nên dùng bét phun ra thật mịn để thuốc phủ đều trên toàn bộ hai mặt lá và toàn thân cây lan thì hiệu quả mới cao.

Sau cùng, nên thay đổi thuốc để phòng hoặc trị một loại dịch hại nào đó, nhằm chống lại sự kháng thuốc.

Xem tiếp Kỹ Thuật Trồng Lan Dendrobium (Phần 13)