15 Lợi Ích Thiết Thực Của Tinh Dầu Lavender (Hoa Oải Hương)

Ngày nay Lavender (hoa Oải Hương) được trồng thương mại rất nhiều để sản xuất tinh dầu. Tinh dầu Lavender (hoa Oải Hương) là tinh dầu dễ bay hơi. Chúng dầu được tiết ra bề mặt từ các tuyến tiết trên cây. Người ta thu tinh dầu từ các bộ phân có mùi đặc trưng của cây. Tinh dầu được sử dụng trong nước hoa, xà phòng, dầu gội, kem bôi mặt, chất khử mùi, nến và chất khử trùng. Tinh dầu Lavender cũng được sử dụng trong y tế. Các nhà thảo dược sử dụng nó để điều trị vết thương và các vấn đề ngoài da như trị mụn trứng cá. Trong liệu pháp mùi hương, Tinh dầu Lavender được sử dụng để hít. Ví dụ như điều trị chứng đau đầu, rối loạn thần kinh.

Tính chất hóa của của tinh dầu Lavender.

Tinh dầu Lavender (hoa Oải Hương) thường chứa hơn 100 thành phần khác nhau. Nhưng chủ yếu được tạo thành từ một ester acetic gọi là Linalyl Acetate (khoảng 40%) và một terpene alcohol gọi là Linalool (khoảng 30%).  Linaly acetate có mùi thơm trái cây góp phần vào các đặc tính mùi hương và kháng khuẩn độc đáo của tinh dầu Lavender.

Tinh dầu Lavender (hoa Oải Hương) cũng chứa các thành phần như  lavandulol, 1,8-cineole, pinene, limonene ,borneol, axit rosmarinic, tannin, long não và các hợp chất khác.

Tinh dầu Lavender (hoa oải hương) từ các loài Lavandula (ví dụ: L. angustifolia) có hàm lượng linalyl acetate cao và hàm lượng long não tương đối thấp thường được sử dụng để sản xuất nước hoa và các sản phẩm mỹ phẩm.

Thành phần hóa học chủ yếu của tinh dầu Lavender
Thành phần hóa học chủ yếu của tinh dầu Lavender

15 lợi ích từ tinh dầu Lanvender (hoa Oải Hương)

  • Làm diệu hệ thần kinh: việc hít tinh dầu hoa oải hương có tác dụng làm diệu hệ thần kinh, vì thế tinh dầu Lanvender (hoa Oải Hương) là một lựa chon tuyệt vời để giảm bớt căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và mệt mỏi.
  • Giảm buồn nôn: việc hít tinh dầu Lavender có thể làm giảm cảm giác buồn nôn hoặc say tàu xe.
  • Giảm đau đầu: hít hoặc xoa dầu vào huyệt thái dương, trán và cổ có thể trị chứng đau đầu.
  • Cải thiện giấc ngủ: thêm vài giọt tinh dầu vào máy phun sương khuếch tán tinh dầu để cạnh giường vào ban đêm có thể giúp thư giảng tâm trí và cơ thể. Từ đó cải thiện tổng thể giấc ngủ.
  • Làm lành vết thương nhỏ: pha loãng tinh dầu bằng nước cất và thoa vết thương có thể giúp kích thích tái tạo tế bào và làm lành vết thương nhanh hơn.
  • Giảm đau bụng kinh: thoa tinh dầu Lavender (hoa Oải Hương) lên bụng trong giời gian kinh nguyệt có thể giúp giảm bớt chuột rút.
  • Dưỡng da: tinh dầu Lavender (hoa Oải Hương) có chứa các thành phần chống oxy hóa giúp bảo vệ và nuôi dưỡng làn da. Vì thế tinh dầu Lavender là một thành phần hoàn hảo cho bất kỳ công thức chăm sóc da nào.
Tinh dầu Lavender (hoa Oải Hương)
Tinh dầu Lavender (hoa Oải Hương)
  • Dưỡng môi giảm nứt nẻ: trộn tinh dầu Lavender với dầu dừa có thể tạo thành loại son dưỡng hoàn hảo để làm dịu đôi môi nứt nẻ.
  • Phòng ngừa cảm lạnh: đặc tính kháng khuẩn và nấm của tinh dầu Lavender (hoa Oải Hương) làm cho nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời để chống cảm lạnh.
  • Ngăn ngừa mụn trứng cá: tinh dầu Lavender có tính sát trùng và kháng khuẩn. Vì vậy nó được sử dụng để điều trị mụn trứng cá bùn phát hoặc ngăn ngừa mụn trứng cá.
  • Giảm thiểu tàn nhan: sử dụng thường xuyên tinh dầu Lavender (hoa Oải Hương) theo công thức có thể giảm sự xuất hiện các vết tàn nhan.
  • Giảm ngứa da: tinh dầu Lavender (hoa Oải Hương) là một chất chống viêm. Vì thế nó được sử dụng để làm giảm viêm và ngứa da do bị côn trùng cắn hoặc mắc bệnh chàm.
  • Giảm gàu: trộn tinh dầu Lavender (hoa Oải Hương) với dầu ô liu và xoa bóp vào da đầu để loại bỏ gàu và các rối loạn da đầu khác.
  • Kích thích mọc tóc: tinh dầu Lavender (hoa Oải Hương) cũng kích thích lưu thông máu, vì vậy nó có thể cải thiện sự phát triển của tóc khi thoa lên da đầu trong hỗn hợp dầu ô liu.
  • Dùng làm nước hoa: Điều này không cần bàn cải nữa rồi.
Cảnh báo: Đừng sử dụng tinh dầu Lavender không pha loãng gần mắt bạn vì nó có thể gây hại cho mắt bạn. Vì thế đừng sử dụng tinh dầu cho việc kích thích kéo dài hàng mi. Ngay cả pha loãng cũng không được khuyến khích.
Lưu ý: nên kiểm tra với bác sĩ trước khi sử dụng các loại tinh dầu để tránh bị dị ứng.