Cách Chăm Sóc Bón Phân Cho Cau Tiểu Trâm

Cách Chăm Sóc Bón Phân Cho Cau Tiểu Trâm
Lý do mà cau tiểu trâm được trồng nhiều trong các căn hộ vì chúng thích nghi dễ dàng với mức độ sáng và độ ẩm thấp, nơi các loài khác có thể gặp khó khăn. Đồng thời chúng còn góp phần cải thiện chất lượng không khí trong ngôi nhà của ta. Bên cạnh đó chúng cũng chăm sóc bón phân cho cau tiểu trâm cũng khá dễ dàng. Đây là một loài cây tuyệt vời cho người mới tập tành chơi cây hay người đã có kinh nghiệm chăm cây.
Thông thường ta có thể mua một chậu cau tiểu trâm nhỏ với nhiều cây trong đó với giá khá rẻ. Tạo nên một cụm nhỏ, đầy đặn và gần như rậm rạp. Chúng sẽ dễ dàng đạt được chiều cao tầm khoảng 60cm sau vài năm được chăm sóc tốt trong nhà. Nếu nhận được ánh sáng đầy đủ, chúng sẽ ra hoa thường xuyên.

Cách chăm sóc bón phân cho cau tiểu trâm

Ánh sáng

Câu tiểu trâm có thể chịu được ánh sáng yếu, nhưng cũng như hầu hết các loại cây trong nhà, quá tối hoặc không có ánh sáng trong thời gian dài sẽ không tốt với chúng. Một ít nắng sẽ làm chúng phát triển tốt. Tuy nhiên nên tránh ánh nắng gay gắt vì sẽ làm cháy lá của cau tiểu trâm. Nên vị trí lý tưởng để đặt câu tiểu trâm là nơi có nắng vào sáng sớm hoặc chiều mát trong nhà.

Tưới nước

Chăm Sóc Bón Phân Cho Cau Tiểu Trâm
Khi nào nên tưới nước cho cau tiểu trâm
Tốt nhất là tưới đẫm, sau đó đợi cho đến khi lớp mặt đất khoảng vài cm khô lại thì mới tưới lại. Tùy vào chất trồng và chậu lớn nhỏ để điều chỉnh lượng nước tưới. Hạn chế lượng nước tưới khi ánh sáng và nhiệt độ thấp vì trong điều kiện đó, cây không cần nước nhiều. Độ ẩm quá cao quanh rễ trong thời gian dài sẽ kích thích nấm phát triển và có  nguy cơ thối rễ cây.

Độ ẩm

Là loại cây không quá quan tâm nhiều đến độ ẩm cao hay thấp. Tuy nhiên nên tránh đặt nơi gần nơi tảng nhiệt của máy lạnh hay gần bếp.

Bón phân

Thường chỉ có một số cây trong chậu, nên cần bón phân thường xuyên. Nên bón phân tổng hợp vài tháng một lần là đủ cho cây trưởng thành và không cần lượng quá lớn. Đối với cây chưa trưởng thành thì cần nhiều hơn, 1 tháng 1 lần là được.

Nhiệt đô

Từ 20 độ đến 27 độ C  cây sẽ phát triển tốt nhất. Tuy nhiên thấp hơn 20 độ cây vẫn sống được nhưng sẽ chậm phát triển.

Thay chậu

Nhìn chung, cau tiểu trâm không thích bị xáo trộn bộ rễ thường xuyên vì hệ thống rễ của chúng yếu nên việc thây chậu thường xuyên có thể gây hại về lâu về dài. Cây con cần được thay chậu mỗi năm một lần cho đế khi chúng trưởng thành.
Chỉ thay chậu cho cây trưởng thành khi chất trồng bị hư và bắt đầu ảnh hưởng đến việc tưới nước của ta. Tầm 2 đến 3 năm một lần là tốt nhất.

Những vấn đề hay gặp khi chăm sóc cau tiểu trâm

Nhện đỏ: nhện đỏ tấn công làm suy yếu câu tiểu trâm của ta theo thời gian. Ban đầu rất khó phát hiện, nhưng với thời gian dài thì ta có thể thấy rõ sự hiện diện của chúng với mạng nhện bám trên các lá. Độ ẩm cao sẽ giúp phòng được nhện đỏ.
Lá có đầu màu nâu: thường đây là dấu hiệu của không khí rất khô. Vì vậy, ta nên thử tăng độ ẩm để phòng ngừa điều này. Tuy nhiên, hầu hết các căn hộ có một mức ẩm độ phù hợp nên đây không phải là vấn đề lớn. Vì vậy, khi ta gặp vấn đề này thì ta nên xem xét đến vị trí đặt xem có đặt gần nơi nào tảng nhiệt cao không.
Lá đốm hoặc vết nâu: Đây là do tưới quá nhiều hoặc nhiệt độ xung quanh quá lạnh. Chúng có thể là đốm hoặc vết.
Lá nhạt, mờ và ít xanh: các lá già cuối cùng cũng chết. Trước khi lá lụi tàn, cây sẽ thu hồi những chất có ích bên trong lá và chuyển nó sang bộ phận khác hoặc tái sử dụng để thúc đẩy quá trình phát triển mới. Quá trình này ở một số loài thực vật khác khá nhanh. Nhưng ở cau tiểu trâm có thể mất vài tuần hoặc vài tháng.
Lá vàng: nguyên nhân ỏ đây là rễ bị khô, cần tưới thường xuyên hơn. Hoặc các chất dinh dưỡng trong đất cạn kiệt.
Chăm Sóc Bón Phân Cho Cau Tiểu Trâm
Cau tiểu trâm bị vàng lá