Cây ngoài trời thường bị các loài côn trùng sâu hại tấn công, làm cây bị bệnh, thậm chí có thể dẫn tới chết cây nếu không được chữa trị kịp thời.
Sâu Bệnh với cây trong nhà mặc dù ít gặp hơn nhưng không phải là không có những vấn đề sâu hại như cây ngoài trời.
Một Số Loài Sâu Bệnh Với Cây Trong Nhà.
Rệp
Là những loài côn trùng nhỏ, sống bằng cách chích hút dịch cây ở những bộ phận mềm như ngọn, lá non, hoa,…hoặc có thể tấn công bất kì bộ phần nào của cây. Chúng thường tập trung dưới lá, nơi khuất khỏi tầm mắt của ta. Thường có màu xanh, đen, hoặc xám. Rệp cây là một trong những loài côn trùng phá hoại cây trồng thuộc dạng bậc nhất.
Chúng thường có xu hướng tập chung thành số lượng lớn với nhau nên dễ phát hiện. Cây bị ảnh hưởng lâu dài có thể bị nhiễm bệnh, lá có thể chuyển sang màu vàng thành từng mảng ngẫu nhiên. Tăng trưởng của cây cũng có thể không được bình thường.
Cách xử lí
Thông thường ta có thể dùng xà phòng pha loãng để phun sương lên cây bị rệp. Lượng xà phòng phải đủ để tạo được bọt, vì thế khi ta cho lượng xà phòng vừa đủ vào bình phun và lắc lên có bọt là được.
Phải đảm bảo phun xà phòng loãng sao cho ướt hết cây thì mới có hiệu quả. Rệp phải được tắm trong xà phòng mới phi thăng được 😊. Sau 5p tưới nước thường để rửa trôi hết xà phòng trên cây. Thông thường cây sẽ không bị ảnh hưởng gì nhiều khi thỉnh thoảng ta tưới đẫm nước xà phòng.
Việc trị rệp đôi lúc chỉ cần 1 lần, nhưng nếu quá nhiều có thể lặp lại 1 tuần 1 lần đến vài tuần 1 lần cho đến khi hết hẵn.
Nếu không dùng xà phòng, ta có thể dùng các chế phẩm sinh học có trên thị trường để diệt chúng. Không nên dùng các chế phẩm hóa học vì nó có thể thể gây hại có sức khỏe và môi trường xung quanh nhà bạn.
Rệp sáp
Rệp sáp là côn trùng thuộc họ Pseudococcidae, côn trùng có vảy. Rệp sáp gây hại ở vùng rễ và tất cả các bộ phận của cây, chủ yếu là tán lá và trái. Khi tấn công vùng rễ, lá cây bị hại héo vàng úa có thể gây nhầm lẫn với triệu chứng khô hạn. Nhìn chung cây bị mất nước và rụng lá khá nhanh.
Cách trị
Nếu ít ta có thể dùng khắn mềm lau sạch chúng. Nếu khá nhiều ta có thể xử lí chúng như xử lí rệp phía trên.
Nhện đỏ
Mặc dù là nhện, cũng giăng tơ này nọ nhưng còn này lại không săn mồi mà ăn dịch lỏng trong lá cây. chúng giăng tơ chỉ giúp bảo vệ lãnh địa hoặc đơn giản là đi lại dễ dàng giữa các vùng trên cây mà thôi 😊. Lớp màng dính trên cây là một trong dấu hiệu rõ nhất mà ta có thể thấy. Tuy nhiên triệu chứng phổ biến nhất trên cây là lá lốm đốm với nhiều chấm nhỏ màu nâu.
Cách xử lí
Nhện đỏ không thích điều kiện ẩm ướt nên ta có thể tưới đẫm, dùng vòi xịt mạnh để rữa trôi nhện và tơ nhện, tạo điều kiện ẩm ướt bằng cách phun sương. Lưu ý cách này chỉ phù hợp với những cây chịu được ẩm ướt. Một cách khác là sử dụng các chế phẩm sinh học chẳng hạn như Bio-B,…
Côn trùng cánh vảy (Scale insects)
Là loại dịch hại khó xác định và khó diệt trừ. Những côn trùng có lớp vỏ cứng màu nâu bên ngoài. Chúng có mặt khắp mọi nơi trên cây. Nhìn kỹ mặt dưới của lá hoặc trên cây ta sẽ thấy những đĩa nhỏ hình tròn hoặc thuôn dài màu nâu.
Cách xử lí
Nếu ít, ta có thể cậy chúng ra để tiêu diệt. Nhưng cẩn thận tránh làm tổn thương cây. hoặc có thể sử dụng cồn, chấm từng đốm với cồn, chúng sẽ bị tiêu diệt.
Nếu nhiều
Xử lí bằng xà phòng như rệp.
Xử lí bằng các chế phẩm sinh học có trên thị trường.