Kỹ Thuật Trồng Lan Dendrobium (Phần 18)

nhen-do-gay-hai-tren-cay-lan-dendro

Trong bài này ta sẽ nói tiếp về các loài côn trùng gây hại trên cây lan Dendrobium.

Sâu

– Sâu loài côn trùng gây hại trên cây lan Dendrobium. Vì đối tượng này dễ kiểm soát bằng mắt thường và số lượng của chúng cũng không nhiều, mặt khác mỗi mùa xuất hiện một vài loài nên dễ trị

– Trong nhóm này gồm có: Sâu lông hay ăn đầu rễ non, chồi non, lá non; sâu da láng có màu xanh hay ăn lá non ở đọt và trú ẩn trong mép lá.

– Do số lượng không nhiều nên bắt bằng tay vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

– Trường hợp chúng nhiều không kiểm soát nổi thì dùng các loại thuốc trừ sâu như sau:

Tên hoạt chất (TP) Tên TM
– Cypermethrin – Sec. Saigon
– Abamectin – Vibamec, Tập kỳ
– Alpha Cyperthrin – Sapen Alpha, Fastac

 

Bọ trĩ

– Bọ trĩ gây hại trên cây lan Dendrobium chủ yếu là ở hoa. Khi hoa nở chúng chui vào giữa 2 lớp chồng lên nhau của cánh hoa để chích hút làm bìa hoa bị khô và hoa tàn nhanh.

– Chúng phát triển mạnh trong điều kiện khô và nóng.

– Để diệt chúng ta phải dùng thuốc phun trực tiếp vào hoa (phun cục bộ) hoặc dùng thuốc lưu dẫn để phun toàn cây. Do cây, hoa lan dễ mẫn cảm với thuốc BVTV  nên khi sử dụng thuốc trừ côn trùng ở giai đoạn này phải được chọn lọc kỹ càng nhầm tránh làm hư hoa.

– Thuốc trị

Tên hoạt chất (TP) có tác dụng lưu dẫn Tên TM
– Imidacloprid – Confidor, Amico, Admire
– Methomyl – Lannate
– Carbosulfan – Marshal

 

Bọ cánh cứng

– Bọ cánh cứng trong dân gian gọi là bù rầy (nhưng nó không phải rầy).

– Trên lan Dendrobium ghi nhận được một vài loài thường ăn hoa. Chúng thường xuất hiện vào lúc chập choạng tối và bám vào hoa để ăn.

– Nếu số lượng chúng ít, ban đêm bật đèn bắt bằng tay. Nếu nhiều thì dùng thuốc phun lên hoa vào chiều tối.

Tên hoạt chất (TP) Tên TM
– Cypermethrin (tiếp xúc) – Sec. Saigon
– Alpha Cyperthrin – Sapen Alpha, Fastac

 

Ốc sên (nhiều loài)

– Các loài ốc và ốc sên hay ăn chồi non, lá non và đầu rễ non.

– Ban ngày chúng trú ẩn vào những chỗ không có ánh sáng mặt trời rọi trực tiếp như chui sâu vào các khe hở của chất trồng. Khi mặt đất hay chất trồng ẩm ướt, nếu trời không có nắng và chiều tối chúng sẽ bò ra cắn phá.

– Cách diệt: Chúng ta chọn lúc sáng sớm hoặc gần chiều tối, dùng thuốc Lannate với nồng độ 3 gram/1 lít nước phun vào những khu vực chúng thường bò ra hoặc có thể dùng vôi bột rải đều những nơi chúng thường trú ẩn. Cách này đạt hiệu quả cao hơn dùng các loại thuốc nhử cho chúng ăn rồi chết.

– Ngoài biện pháp này thì đối với những người trồng vài chậu thì nên dùng cải xà lách cắt thành những miếng nhỏ để trên miệng chậu, đêm đến chúng bò ra bám trên lá cải thì bắt chúng hoặc dùng ớt thật cây tưới đều bề mặt chậu cũng có kết quả.

Nhện đỏ

nhen-do-gay-hai-tren-cay-lan-dendrobium
Lá lan bị nhện đỏ chích hút

– Nhện đỏ phát triển mạnh trong điều kiện khô và nóng. Do đó, mùa nắng chúng gây hại nhiều hơn mùa mưa. Chúng thường chích hút nhựa ở mặt dưới các lá già, làm các tế bào lá bị khô lại, lõm vào, tạo thành những mảng đen, rất dễ nhầm lẫn với vết bệnh Cerospora gây ra. Do lá bị tổn thương, giảm khả năng quang hợp nên thường rụng sớm.

– Nếu việc tưới nước được thực hiện tốt như đã trình bày thì sẽ giảm sự thiệt hại đến mức tối đa (không cần dùng đến thuốc).

– Trường hợp đã bị chúng gây hại nhiều thì dùng thuốc trị:

Tên HC Tên TM
– Fenpyroximate (tiếp xúc, vị độc) – Ortus
– Diafenthiuron (tiếp xúc, vị độc, xông hơi, thấm sâu) – Pegasus
– Hexythiazox (tiếp xúc) – Nissorun

 

Xem tiếp Kỹ Thuật Trồng Lan Dendrobium (Phần 19)