Nền tảng cho cây phát triển tốt là một bộ rễ khỏe mạnh. Vì vậy chăm sóc bộ rễ của chúng bằng cách thay chậu cho cây cảnh văn phòng cũng là một cách chăm sóc cây. Nhiều cây trồng trong nhà phát triển khỏe mạnh qua nhiều năm trong cùng 1 chậu. Nhưng rồi rễ sẽ lan rộng ra hết mức, lắp đầy những khoảng trống trong chậu. Và dẫn đến tình trạng rễ bó chặt vào chậu, cây chậm phát triển. Rễ hỗ trợ sự phát triển của tất cả bộ phận của cây trên mặt đất. Nên đôi khi ta cần thay chậu lớn hơn để bộ rễ có không gian phát triển.
Lợi ích thấy rõ ràng nhất khi chúng ta thay chậu lớn hơn là cây sẽ phát triển hơn. Ta cũng ít phải tưới nước hơn trước đây. Vì sao ư? Vì khi rễ lắp kín chậu thì sẽ ít không gian để giữ nước hơn trong chậu, ta phải thường xuyên tưới nước cho cây.
Với những lợi ích như thế, không có gì ngạc nhiên với câu hỏi là: “khi nào cần thay chậu cho cây?” Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết đã đến lúc ta cần phải thay chậu hoặc không cần thay chậu nhé.
Một số dấu hiệu nên thay chậu cho cây cảnh văn phòng
- Tưới nước thường xuyên hơn: Như đã nói ở trên, bất cứ khi nào rễ nhiều hơn đất trong chậu thì ta sẽ thấy đất khô rất nhanh và ta phải tưới thường xuyên hơn.
- Cây mọc lên khỏi chậu: cây mọc lung lây khỏi chậu hoặc tự đẩy lên cao (do rễ đẩy lên) cũng là dấu hiệu nên thây chậu.
- Rễ thoát ra khỏi lỗ thoát nước của chậu: Khi bắt gặp rễ thò ra khỏi lỗ thoát nước của chậu thì nó đang tìm thêm không gian phát triển đấy.
- Cây dừng phát triển trong thời gian dài.
- Chậu bị hư: do tuổi thọ của chậu, tai nạn hoặc bộ rễ phát triển quá mức gây nứt vỡ chậu.
- Khi bạn lấy cây ra khỏi chậu và nó chỉ còn rễ và không còn hoặc ít đất như thế này
Khi nào thì không nên thay chậu cho cây cảnh văn phòng
Không thể đưa ra quy tắc cố định phù hợp có tất cả các cây trồng. Nhưng có một số quy tắc chung về thời điểm không nên thay chậu cho cây.
- Không thay chậu cho cây đang ra hoa: cây trong nhà thường chỉ ra hoa khi gặp điều kiện thuận lợi. Nếu ta thay chậu vào thời điểm này có thể gây sốc cho cây dẫn đến ngừng việc ra hoa của cây.
- Cây quá to và ta không thể làm một mình được.
- Một số cây cần trồng trong chậu nhỏ: Để những cây này ra hoa, chúng cần được trồng trong chậu tương đối nhỏ. Như Thiên điểu hoặc lan ý thái. chúng có xu hướng dồn dinh dưỡng để ra hoa khi không gian phát triển rễ không còn nữa.
- Không muốn cây to hơn: Hầu hết khi thay châu, cây sẽ to hơn. Nếu trong nhà không đủ không gian để cây phát triển thì tốt nhất ta không nên thay chậu.
- Cây đang bị bệnh: Khi cây đang bị bệnh, tốt nhất đừng thay chậu vì có thể sẽ làm tình trạng của cây tệ hơn.
Cách thay chậu cho cây cảnh văn phòng
Khi đã xem xét tất cả những điều cơ bản ở trên. Đã đến lúc xem cách thay chậu cho cây rồi nè.
Bước 1: chuẩn bị
Tìm một khu vực mà ta cảm thấy tiện lợi cho việc thay chậu. Vì công việc này có thể hơi bừa bộn nên tốt nhất là làm bên ngoài. Nhưng bị hạn chế không gian thì ta có thể thay tại chỗ miễn là lót sàn, che chắn để đảm bảo sàn nhà sạch sẽ và dễ dọn dẹp.
Chuẩn bị chậu mới cho cây, đất mới, các dụng cụ cho việc trồng cây,…
Bước 2:
Việc lấy cây ra chậu có thể dễ dàng hoặc khó khăn nếu rễ đã lắp đầy chậu. Do một số nguyên nhân như chậu (nhựa) đã méo mó do chèn ép của rễ hoặc rễ đã mọc ra ngoài lỗ thoát nước của chậu.
2 vấn đề này thường gây khó khăn khi lấy cây ra khỏi chậu cũ. vì vậy ta có thể thử các cách sau:
nặn (đối với chậu nhựa dẻo): dùng tay vừa bóp nhẹ vừa xoay chậu. làm như vậy 1 vòng chậu hoặc nhiều vòng cho đến khi cay bị rung và rễ bong ra.
Loại bỏ phần rễ bị kẹt: nếu bất kỳ rễ nào mọc ra khỏi lỗ thoát nước ở phía dưới, ta có thể cắt bỏ chúng đi.
Đôi khi cây mọc quá chặt vào châu, không còn cách nào hơn là đập bỏ chậu để giải phóng cây ra ngoài.
Bước 3: dọn sạch rễ
khi đã lấy cây ra khỏi chậu thành công. Ta cần kiểm tra rễ xem có hư hại nào không, những rễ nào bị nhũn, đen, chết hoặc sắp chết thì nên cắt bỏ.
Bước 4: trồng vào chậu mới
Đảm bảo trồng cây ở độ sâu tương tự như ở chậu cũ.
Đọc Thêm Tìm Hiểu Thêm Về Cây Mọng Nước