Trong các loài côn trùng gây hại, thì rệp gây hại trên cây lan Dendrobium cũng có vài loài. Tuy không đáng kể nhưng chúng ta cũng phải cẩn thận với chúng
Rệp sáp
– Rệp sáp gây hại trên cây lan Dendrobium phát triển mạnh trong cả năm. Chúng thường có ở khu vực chồi non vừa nhú ra, bám vào các rễ lan bên trong chậu, lá các giả hành mới chưa mở ra..
– Chúng chích hút nhựa cây làm cho cây lan có một hoặc vài chỗ bị tổn thương và nơi này chính là cửa ngõ cho các loài nấm tấn công vào.
– Bên ngoài chúng có một lớp trắng như phấn (sáp) nên các loại thuốc có nhũ dầu (ND hay EC) và lưu dẫn mới diệt được chúng.
– Rệp sáp di chuyển chậm nhưng do kiến (nhiều loài kiến) tha chúng đem đặt vào những nơi dễ chích hút để sau đó chúng tiết dịch và kiến thu hoạch. Các nhà côn trùng học gọi rệp sáp là “bò sữa” của kiến. Chính vì đặc điểm này của kiến, nên để diệt rệp hiệu quả thì trước hết ta phải diệt kiến bằng cách dùng thuốc Regent pha nồng độ đậm đặc gấp 5 – 10 lần quy định sau đó trộn với đường cát rải đều trong vườn. Hiệu quả diệt kiến gần như triệt để ngay.
– Sau khi diệt được kiến ta diệt rệp bằng thuốc sau
Tên HC hoặc TP | Tên TM |
– Imidacloprid (LD) | – Confidor, Admire, Amico |
– Abamectin (tiếp xúc) Lưu ý: tránh phun trúng hoa | – Vibamec, Tập kỳ |
– Methomyl (LD) | – Lannate |
– Carbosulfan (LD) | – Marshal |
Rệp dính
– Có khá nhiều loài rệp dính gây hại trên cây lan Dendrobium bám trên giả hành, lá…để hút nhựa cây. Tác hại giống như rệp sáp.
– Các loài này phát triển mạnh trong điều kiện khô và nóng nên mùa nắng có nhiều hơn mùa mưa. và kiến cũng hay hút dịch của chúng.
– Cách trị giống như rệp sáp.
Rệp bông
– Trong các loài rệp thì loài này là nguy hiểm nhất. Chỗ nào có chúng thì thân, lá cây vàng nhanh chóng và chết dần.
– Vị trí chúng thường trú ẩn là những chỗ khuất, ít bị nước tác động vào. Do đó, các bẹ lá khô, cổ lá và khu vực gần căn hành cho đến căn hành là những nơi thường thấy chúng.
– Cách trị dùng thuốc như rệp sáp.
Xem tiếp Kỹ Thuật Trồng Lan Dendrobium (Phần 18)