Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc Cây Thủy Canh

Trồng Và Chăm Sóc Cây Thủy Canh
Nếu bạn đã chán với việc phải canh tưới nước cho cây trồng, thì bạn hãy trồng và chăm sóc cây thủy canh như một biện pháp thay thế. Bạn sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều trong việc chăm sóc bảo dưỡng chúng.
Thông thường người ta có thể dùng phương pháp nhân giống cây trồng bằng nước với việc cắt 1 nhánh cây cắm vào nước và đợi chúng mọc rễ. Sau dó chỉ việc đem ra trồng trong đất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cây có thể phát triển vô thời hạn trong nước miễn là bạn cung cấp những gì cần thiết để chúng tiếp tục phát triển. Đây được gọi là phương pháp trồng thủy canh.
Bạn có thể trồng chúng vào một chiếc bình hoặc lọ thủy tinh xinh xắn, ngắm nhìn bộ rễ của chúng phát triển từng ngày. Và không phải bận tâm nhiều cho việc tưới cây cũng như lo lắng mỗi khi đi du lịch hoặc đi đâu đó xa vài ngày xem cây ở nhà có héo không.

Trồng Và Chăm Sóc Cây Thủy Canh

Vậy trồng cây thủy canh có dễ không?

Thật ra là cực dễ luôn!
Có 2 cách để trồng cây thủy canh:

Cách 1: Cắt Cành Cho Vào Nước

Trồng Và Chăm Sóc Cây Thủy Canh
Trồng Và Chăm Sóc Cây Thủy Canh
Nó giống như việc nhân giống cây trồng bằng nước. Nếu ta cắt đúng cách, nó sẽ sớm mọc ra bộ rễ mới và sau đó tiếp tục tạo ra những tán lá mới.
Quá trình cắt nhánh khác nhau ở trừng cây. với các loại dây leo như trầu bà, thường xuân, ta có thể cắt một đoạn cây nhỏ. Các loại mọc chồi như lưỡi hổ hoặc rau má nhật có thể được nhân giống từ các nhánh con mà chúng tạo ra ở gốc. Một số thu hải đường có thể được nhân giống chỉ bằng 1 phần nhỏ của một chiếc lá và thân cây hoàng kiếm có thể được cắt thành từng đoạn nhỏ, tất cả đều có thể sống được.

Cách 2: Trồng Nguyên Cây Có Sẵn Vào Nước

Chọn vật chứa: bất cứ thứ gì bạn cảm thấy đẹp đều có thể. Nhưng chú ý là nếu chọn cái lọ cổ hẹp thì sau này khi cây phát triển và bộ rễ khá to thì muốn chuyển qua bình khác, hoặc là đập bình hoặc là làm tổn thương rễ. Vì thế hãy lựa chọn bình phù hợp nhất.
Đổ nước cho bình: Nếu nước máy chất lượng cao thì ta dùng luôn cũng được. Nếu nước có nhiều clo thì hãy để qua đêm. Tốt nhất là sử dụng nước mưa hoặc nước đóng chai.
Đặt cây vào bình: có thể sử dụng một vài thứ để ổn định thân cây, tạo dáng đẹp cho cây.
Vị trí đặt cây: vị trí phù hợp rất quan trọng. những cành mới giâm thường không chịu được ánh sáng gây gắt. Ánh sáng gián tiếp sẽ tốt hơn nhiều. Tránh gió lùa và lạnh (vấn đề này thường sảy ra với khách hàng của tôi, cây của họ thường không phát triển tốt lắm). nhiệt độ vừa phải sẽ cho kết quả tốt nhất.

 

Trồng Và Chăm Sóc Cây Thủy Canh
Trồng Và Chăm Sóc Cây Thủy Canh
Cuối cùng thú chơi cây trong nhà là một thú vui đòi hỏi sự kiên nhẫn và điều này cũng không ngoại lệ. Bạn có thể thấy chúng phát triển nhanh hoặc chậm tùy theo mùa. Vì vậy hãy kiên nhẫn.

Chăm Sóc Cây Thủy Canh

Ưu điểm của trồng cây thủy canh là ít bảo dưỡng nhưng cũng sẽ có một số thứ cần phải thực hiện khi trồng chúng.
Thay nước: cây sẽ hút chất dinh dưỡng từ nước. Các phần của lá hoặc rễ có thể chết và làm hôi nước. Vì thế ta nên thường xuyên thây nước cho cây. tùy vào điều kiện môi trường và cây, ta có thể 1 tuần thay 1 lần hoặc thấy nước bẩn hay đơn giản là hết nước trong bình.
Bón phân? Không nên thêm bất kì loại phân bón nào vào bình khi cành cắt đang trong giai đoạn hình thành bộ rễ. Tuy nhiên, sau đó ta có thể thêm 1 vài giọt phân bón thủy canh khi bạn thay nước. Hoặc thậm chí có thể sử dụng nước ao hoặc nước hồ cá. Cây cảnh rất thích các chất dinh dưỡng có trong chất thải của cá.
Tảo: nếu quá nhiều ánh sáng, tảo sẽ xuất hiện trong nước. Mặc dù tảo không phải là vấn đề sống còn của cây nhưng nó có thể khó coi và khó loại bỏ nếu bạn không thể lấy cây ra khỏi bình. Ta nên che kính bình trong 1-2 tuần để tránh ánh sáng thì tảo sẽ bị loại bỏ.
Chúc các bạn trồng thành công!

Đọc Thêm Bón Phân Cho Cây Cảnh